Lợi ích của việc HIẾN MÁU có thể khiến bạn bất ngờ

hien mau

Đối với người khỏe mạnh mỗi người hiến 250cc (=250ml), 350cc (=350ml) hoặc 450cc (=450ml) tùy theo trọng lượng cơ thể, không được hiến nhiều hơn. Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không? Nếu bạn thực sự khoẻ mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần. Thời gian nhắc lại đối với nam là 03 tháng (04 lần/năm), nữ là 04 tháng (03 lần/1 năm).

Hiến máu tình nguyện – Lan tỏa tinh thần trách nhiệm và yêu thương đến cộng đồng

Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt Nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO), như vậy mỗi ngày mỗi tỉnh thành của Việt Nam phải cần tương đương 50 – 80 đơn vị máu, 1 đơn vị máu (từ 250 ml máu toàn phần). Do số lượng bệnh nhân tăng dần theo thời gian, năm sau tăng hơn năm trước từ 10-15%, mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điếu này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.

Mọi người cần biết rằng Y học hiện tại chưa thể tạo được máu, chúng ta không thể sản xuất được máu, vì vậy máu từ người hiến là nguồn cung cấp duy nhất và đó là lý do tại sao hiến máu rất quan trọng và giúp cho những người cần máu. Chính vì vậy, hoạt động hiến máu của bạn sẽ góp phần cứu sống sinh mạng con người. Hiến máu là giúp tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân và dự phòng thảm họa xảy ra (như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, bệnh dịch covid 19 ….)

Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.

1. Hiến máu là gì?

Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu gồm có hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu và tiểu cầu.

Đời sống của hồng cầu là khoảng 90 ngày, dài nhất trong các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một hồng cầu sinh ra, thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong ganlá lách. Nói một cách khác, mọi hồng cầu lưu hành trong máu đều lần lượt được tủy xương sinh ra và được thay thế sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên, khi cho đi một phần lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân người cho sẽ không bị ảnh hưởng gì, nhưng với người nhận lại là một “nguồn sống” mới.

Ngoài ra, các thành phần khác của máu cũng được sử dụng sau khi hiến như tiểu cầu, huyết tương… Tuy nhiên, số lượng các trường hợp hiến hồng cầu vẫn chiếm chủ yếu.

ntpharma-20191022_050240_589265_hien-mau-co-tac-dun-max-1800x1800-3082767

2. Hiến máu được tiến hành như thế nào?

Máu được hiến là lấy trực tiếp từ cơ thể người cho và đưa trực tiếp vào cơ thể người nhận. Tuy nhiên, để máu có thể được sử dụng hiệu quả, cần phải được xử lý qua nhiều giai đoạn phức tạp.

Đầu tiên, với những người chuẩn bị đi hiến máu, cần chuẩn bị tốt về mặt thể lực lẫn tinh thần. Đêm trước khi đi hiến máu, cần ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá nặng nề. Bữa ăn trước đó tránh quá nhiều dầu mỡ. Hiến máu thường được thực hiện buổi sáng, lúc tâm trạng và sức khỏe tốt nhất.

Người đi hiến máu không nên ăn gì, kể cả uống sữa mà chỉ được uống nước lọc, trà đường. Nguyên nhân là vì khi ăn uống, các sản phẩm của tiêu hóa khi được hấp thụ qua thành ruột vào máu sẽ làm giảm chất lượng máu hiến. Ngoài ra, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện và chỉ được chấp thuận cho hiến máu nếu thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định.

Sau đó, người bệnh được sắp xếp nằm nghỉ thoải mái trên ghế. Kim lấy máu sẽ được đưa vào tĩnh mạch lớn thuộc chi trên và máu sẽ tự động đi ra theo nguyên lý thế năng, cho vào túi máu đặt trên bàn cân đặt ở vị trí thấp hơn tim. Khi nào lượng máu rút ra đạt thể tích cần thiết thì ngừng lại, rút kim và băng ép tại chỗ. Trong lúc rút máu, nhân viên y tế có thể cho người hiến máu nắm bóp vật mềm trong lòng bàn tay để tốc độ dẫn máu được nhanh hơn.

Máu hiến sẽ nhanh chóng được bảo quản theo đúng quy định và đưa về trung tâm, bệnh viện chuyên khoa huyết học. Tại đây, máu được xét nghiệm các vi sinh vật nhằm loại trừ các bệnh lý mắc phải qua đường truyền máu, như HIVviêm gan B, viêm gan C,… Nếu đạt được tiêu chuẩn này, máu sẽ được chia theo nhóm máu O, A, B hay AB, phân tách thành các thành phần riêng lẻ như huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, được lưu trữ trong điều kiện tương ứng và sẵn sàng đáp ứng khi có nhu cầu.

3. Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu cc ?

Mỗi người trung bình có khoảng 77ml máu/kg cân nặng đối với nam và 66ml máu/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, người trưởng thành có khoảng từ 3,5 đến 5 lít máu (chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể).

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, người hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì không có hại cho sức khỏe và kích thích quá trình sinh tạo máu tốt cho cơ thể.

Đối với người khỏe mạnh mỗi người hiến 250cc (=250ml), 350cc (=350ml) hoặc 450cc (=450ml) tùy theo trọng lượng cơ thể, không được hiến nhiều hơn. Mỗi năm, nam giới có thể hiến máu 4 lần/năm và 3 lần/năm với nữ.

ntpharma-a2-1-1484841938311-3061799

4. Hiến máu tốt hay xấu?

Chính nhờ chu kỳ sinh lý của máu, hiến máu hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nếu thể tích máu hiến phù hợp với thể trạng cũng như tần suất hiến hợp lý. Thậm chí, hiến máu còn được xem là một cơ hội giúp sức khỏe được tăng cường tốt hơn. Đây chính là những lý do ít người biết về ý nghĩa đem lại cho người đi hiến máu. Các lợi ích này gồm:

4.1. Giúp kích thích khả năng tạo máu

Một người trưởng thành nặng trung bình 50kg sẽ có lượng máu khoảng 5000 ml (1/10 trọng lượng cơ thể). Tuy nhiên, quy định hiến máu mỗi lần là không quá 9 ml/kg (tức khoảng tối đa 450 ml) và cũng không quá 500 ml trong một lần hiến. Vậy nên, lượng máu cho đi là không quá nhiều.

Hơn thế nữa, khi một lượng máu trong cơ thể bị mất đi, hệ thống tủy xương sẽ có phản ứng tạo ra nguồn máu mới. Chính điều này giúp máu trong cơ thể có cơ hội được thay đổi, chất lượng hồng cầu được trẻ hóa nên sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Thực tế, chỉ có phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản mới có quá trình mất máu sinh lý mỗi tháng do chu kỳ kinh nguyệt. Còn lại các đối tượng khác như nam giới, phụ nữ sau mãn kinh, các tế bào hồng cầu được thay mới một cách chậm chạp, khả năng ứng phó với sự mất máu sẽ kém đi nếu thiếu máu đột ngột xảy ra. Chính vì thế, đi hiến máu định kỳ là một dịp để nguồn máu trong huyết quản trở nên tươi mới hơn cũng như hệ tạo máu thường xuyên được trau dồi.

4.2. Thải sắt

Khi đủ ngày, hồng cầu trở nên già hóa và bị tiêu hủy. Tuy nhiên, thành phần sắt trong nhân hồng cầu lại được tái sử dụng để tổng hợp ra hồng cầu mới. Như vậy, lượng sắt trong cơ thể nhìn chung là không bị hao hụt, trong khi cơ thể chúng ta lại được bổ sung chất sắt mỗi ngày thông qua nguồn thực phẩm. Hệ quả là nếu chu trình chuyển hóa sắt không thuận lợi, sự ứ trệ chất sắt tại các nội tạng như tim, phổi, gan, thận… sẽ gây ra bệnh lý.

Chính vì vậy, khi đi hiến máu, bạn sẽ hiến cả chất sắt. Đây gián tiếp là một hành động thải sắt, giảm nhẹ gánh nặng sắt tồn dư tại các cơ quan.

ntpharma-20191026_175810_255618_hien-mau-max-1800x1800-3363166

4.3. Được khám sức khỏe

Khám sức khỏe trước khi đi hiến máu là một điều bắt buộc ở mỗi cá nhân. Bạn phải đủ tiêu chuẩn về tuổi tác và cả các điều kiện về thể lực theo giới mới được phép hiến máu. Theo đó, bạn sẽ được lấy số đo cân nặng, chiều cao, chỉ số mạch và huyết áp. Tiếp theo, bạn sẽ được một bác sĩ thăm khám trực tiếp nhằm đảm bảo bạn không mắc các bệnh lý nội khoa nặng khác như suy tim, suy gan, suy thận, thiếu máu mãn tính, bệnh ác tính…

Cuối cùng, nếu bạn được chấp nhận hiến máu chứng tỏ bạn có sức khỏe về mặt cơ bản là bình thường. Như vậy, mỗi lần đi hiến máu xem như là một cơ hội được khám sức khỏe miễn phí, bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm một số bệnh lý tiềm ẩn nếu có như tăng huyết áp, bệnh tim mạch…

4.4. Được xét nghiệm nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường

Mọi đơn vị máu trước khi được sử dụng phải được xét nghiệm xác định nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ được thông báo với người hiến máu.

Nói một cách khác, đi hiến máu cũng là một cách để biết mình thuộc nhóm máu gì, mình có mắc các bệnh truyền nhiễm nào hay không. Không ít một số trường hợp đã được phát hiện ra bệnh, điều trị sớm nhờ từng đi hiến máu.

4.5. Tạo ra niềm vui trong cuộc sống

Một giọt máu trao đi không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn là một liều thuốc tinh thần cho chính bản thân người được hiến.

Dù sau khi hiến máu, sự thiếu máu tạm thời có thể khiến bạn cảm giác mệt mỏi nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ tồn tại trong ngày hôm đó. Chỉ cần bạn nằm nghỉ một chút sau khi hiến xong, làm việc nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc, lượng máu sẽ nhanh chóng hồi phục. Hơn nữa niềm vui khi thực hiện một hành động đẹp sẽ khiến bạn cảm thấy phấn chấn, trở nên hạnh phúc hơn, yêu đời hơn.

Hiến máu tốt hay xấu là thắc mắc rất thường gặp của nhiều người. Hiến máu thật ra là cho đi một lượng rất nhỏ máu trong cơ thể mà mình không thực sự cần. Nó hoàn toàn không gây tổn hại gì cho cơ thể, thậm chí còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt mà không có một phương thuốc nào thay thế được.

5. Những lưu ý trước, trong và sau quá trình hiến máu

  • Đêm trước ngày hiến máu, không nên thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích: thuốc, rượu,…
  • Trong quá trình hiến máu: giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo sợ, giữ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau khi hiến máu: Nghỉ ngơi 15 – 30 phút, giữ băng nơi lấy máu đến khi ngưng chảy máu.
  • Khoảng 2 đến 3 ngày đầu sau khi hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng, không thức khuya, không uống rượu bia.
  • Sau quá trình hiến máu thường gây cảm giác mệt mỏi nên bình tĩnh bởi đây chỉ là biểu hiện bình thường nhằm phục hồi và tái tạo máu của cơ thể, không ảnh hưởng và gây nguy hiểm.
  • Giữ sức khỏe và có thể tham gia hiến máu nhắc lại. Đơn vị máu sau những lần hiến tiếp theo sẽ có chất lượng và an toàn hơn đối với người bệnh nhận máu.

ntpharma-a1-1-1484841938308-2773250

Nguồn tham khảo: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

=======================================

From Tony Buổi Sáng

Gửi: Các bạn trong CLB con dượng
Gần đây, Tony nhận nhiều email các bạn nói trên mạng xã hội có luồng tư tưởng “không nên hiến máu nhân đạo”, “để dành cho người thân của mình thôi”, hoặc “bệnh viện mua thì mới bán, vì bệnh viện bán máu cho bệnh nhân sao lại kêu gọi mình hiến, ngu à?”. Có bạn còn nói “nếu hiến, bệnh viện phải hạch toán cho tôi biết một lít máu bán ra giá bao nhiêu, lấy máu của tôi trả lại 1 cân đường 1 hộp sữa hết bao nhiêu, rồi chi phí xét nghiệm (HIV, siêu vi..) hết bao nhiêu, chi phí điện để bảo quản lạnh máu trong mấy chục ngày đó giá bao nhiêu, bệnh viện lãi thế nào từ máu của tôi, khi có “bảng cơ cấu chi phí” như vậy thì đây mới đi hiến, vì đây không ngu, nhá”. Đây là suy nghĩ rất cũ, không văn minh, các bạn không nên nghe theo.
Thưa các bạn. Hiến máu hay “Blood Donation” không phải là hoạt động kinh tế để tính lãi lỗ. Vì bệnh viện vẫn mổ miễn phí nhiều trường hợp ở vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, máu hiến sẽ được xét nghiệm rất kỹ với chi phí khá đắt (các bạn đi xét nghiệm sẽ biết, để làm cả chục chỉ tiêu thì chi phí thế nào) trước khi nhập vào kho dự trữ. Máu hiến thông thường trữ được 42 ngày (với huyết tương tách ra thì có thể lâu hơn). Do vậy, việc hiến máu là hoạt động thường xuyên của một xã hội văn minh, ở đó, người ta giúp đỡ nhau trên cơ sở tình người. Ở nước ngoài tuổi trẻ sẽ đi hiến rất thường xuyên để thay máu cho họ và tăng lòng nhân ái. Vụ nổ bom ở Boston năm Tony đang học ở Harvard, có nhiều thanh niên, sinh viên đến bệnh viện hiến một cách chủ động, bệnh viện gửi lại họ một món quà nhỏ nhưng họ phủi tay, bỏ đi. Động đất ở Nepal vừa rồi cũng vậy, người Nhật, Bắc Âu…ùn ùn bỏ tiền ra thuê máy bay riêng bay đến, tự cho máu thậm chí không lấy giấy chứng nhận.
Có lần Tony đưa 1 đoàn khách đi Nam Phi chơi, ở sân bay trung chuyển Dubai tình cờ gặp 1 đoàn các sinh viên người Na Uy đi cứu trợ một ngôi làng ở Zambia vì tai nạn sập cầu. Nhiều người trong đoàn mình cứ hỏi miết ủa “tụi châu Phi kia giúp lại cái gì mà mày giúp vậy”, hoặc “mày được lợi gì mà bỏ tiền, bỏ công, bỏ sức…sang đất chốn nắng nôi ấy, sốt rét ấy,…để cứu trợ”, “có quảng cáo bán hàng gì được không…”, sao không đi Maldives hay các thiên đường nghỉ dưỡng khác? Các bạn Na Uy mới hỏi Tony à, tụi mày không có khái niệm về tình đồng loại hả? Tony không biết nói sao vì ngượng.
Các bạn nên nhớ câu
“Văn minh nào có khó gì
Nhận thì phải nhớ, cho thì phải quên”
Có bạn kể con cho ăn xin 20 ngàn đồng, sau đó con chạy theo cả ngày coi nó dùng tiền đó mua gì, rồi thấy nó mua ly cà phê con tức ói máu. Nói “con không bao giờ cho nó nữa, ân hận cả đời, day dứt mãi không nguôi, hận thằng ăn xin đó đời đời kiếp kiếp”. Có 20 ngàn thôi sao mà ghê vậy. Cho thì quên đi chứ theo rình làm gì, ăn xin chứ nó cũng là người, cũng thèm cà phê Americano như dượng vậy. Hôm bữa Tony đi taxi đến Hàng Bông, xuống xe Tony nói cám ơn, anh taxi bảo “ối giời ơn nghĩa mẹ gì, lấy tiền chứ phải chở không”, Tony mới đáp lại rằng “dạ thưa anh, tôi cám ơn vì đó là phép lịch sự của người được chuyên chở, còn anh có nhận không là chuyện của anh”. Lúc đóng cửa lại còn nghe anh taxi mắng theo theo “cái thằng dở hơi vớ vẩn. Ơn với chả ơn. Cứ quy thóc hết”.
Sáng nay, một số bạn đi hiến máu về bị bạn bè chửi, nói ngu. Rồi một số bạn cũng lên hiến, nhưng không đi về mà kéo lên đứng trên bệnh viện hỏi cho ra nhẽ…Các bạn cứ yên tâm, ngủ ngon…là vì mình mà có ít nhất 1 người nào đó đã được sống, được hít thở khí trời với mình, được nhìn ngắm vạn vật bao la tươi đẹp như mình. Vậy chẳng phải là niềm vui lớn hay sao?
Văn minh nào có khó gì
Nhận thì phải nhớ, cho thì phải quên!!!
Lịch sử thế giới Đông Tây kim cổ, chưa có ai nghèo vì cho đi cả. Tuổi trẻ là phải hào sảng, văn minh. Cho người ta nắm tay 1 chút mà cứ bắt đền miết vậy?
P/S: Theo thông tin của 1 bạn “Máu lấy được từ người hiến mới chỉ là nguyên liệu thô của toàn bộ một quy trình tách lọc, xử lý hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và khoa học mới có máu thành phẩm (các loại chế phẩm máu) để truyền cho người bệnh. Quy trình này cũng rất tốn kém, để có một đơn vị máu phải mất khoảng 1,1-1,2 triệu đồng. Và hiện nay, theo qui định BV chỉ được thu 447.000 đồng cho một đơn vị máu toàn phần hoặc cho một đơn vị khối hồng cầu loại 250ml”.
giau ngheo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *