Ghẻ da đầu: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Da-dau-bi-ghe

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ da đầu

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ da đầu là do ghẻ cái Sarcoptes scabiei. Ghẻ cái tham gia đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm, gây ra các triệu chứng khó chịu trên da đầu. Ghẻ đực hầu như không di chuyển, chúng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thụ tinh và chết ngay sau đó.

Ghẻ cái đẻ tới 3 quả trứng mỗi ngày, sau đó ấu trùng nở ra. Sau 2-3 tuần, ấu trùng trở thành những cá thể chính thức. Nếu không bắt đầu tích cực điều trị bệnh, thì trong 3 tháng sẽ có sự thay đổi của 6 thế hệ ký sinh trùng, số lượng của chúng có thể lên tới 150 triệu.

Con ghẻ hoạt động mạnh nhất từ ​​tháng 9 đến tháng 12, đây là thời điểm bùng phát bệnh ghẻ nhiều nhất. Ghẻ hoạt động vào ban đêm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao trong gia đình khi ngủ chung giường.

Những người ít vệ sinh da đầu và tiếp xúc với môi trường có chứa mầm bệnh có thể bị ghẻ trên da đầu.

Con-ghe-cai

Triệu chứng ghẻ trên da đầu

Thời gian ủ bệnh của bệnh ghẻ là từ 3 ngày đến 2 tuần. Sau khi con cái bắt đầu tích cực đẻ trứng, các biểu hiện lâm sàng của bệnh ghẻ tăng lên.

Trên da đầu có sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ màu nâu, sần sùi. Một số sần cục tồn tại dai dẳng dù ghẻ đã hết.

Triệu chứng nổi bật là tình trạng ngứa ngáy da đầu dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu như gãi ngứa nhiều, da đầu có thể bị trầy xước, tạo ra các vết trợt, loét, thậm chí là chốc hóa, chàm hóa, sẹo.

Đôi khi, sau khi chữa khỏi bệnh ghẻ, tình trạng viêm da sẽ phát triển. Điều này là do gãi và thêm nhiễm trùng thứ cấp.

Khi chẩn đoán bệnh ghẻ da đầu, bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng sau đây để phân biệt ghẻ với các bệnh viêm da khác:

  • Bệnh nhân có tình trạng ngứa ngáy da đầu nhiều vào ban đêm.
  • Soi da đầu có sự hiện diện của ký sinh trùng ghẻ.
  • Da đầu có mụn nước.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamine trước đó để giảm ngứa nhưng không có hiệu quả.

Da-dau-bi-ghe

Một câu hỏi quan trọng không kém là làm thế nào để phân biệt dị ứng với ghẻ. Cả hai bệnh này đều có biểu hiện là nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể giúp phát hiện sự khác biệt giữa các bệnh lý này, chủ yếu là:

  • Ngứa do dị ứng có thể cải thiện khi uống thuốc kháng histamine còn ghẻ thì không
  • Với dị ứng, ngứa rõ rệt nhất vào ban ngày, với ghẻ – vào ban đêm;
  • Dị ứng thường đi kèm với chảy nước mắt và chảy nước mũi, những hiện tượng này không điển hình cho các tổn thương do ghẻ.
  • Dị ứng không lây nhiễm, ghẻ có thể lây nhiễm từ người này qua người khác hoặc sử dụng đồ vật cá nhân, tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Ghẻ có những mụn nước hoặc u hạt nhỏ trên da, các những vết ngoằn ngoèo của hang ghẻ.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị

Điều trị ghẻ da đầu bằng thuốc

Để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bôi nhằm tiêu diệt kí sinh trùng ghẻ:

Thuốc bôi:

Thuoc-boi-da-dau-768x432

Các loại thuốc bôi được bôi trực tiếp lên da đầu để diệt ghẻ. Người bệnh nên dùng găng tay lấy thuốc và thoa lên da đầu, để thuốc trên da đầu ít nhất 12h.

Kem Permethrin 5% là loại thuốc bôi trị ghẻ được sử dụng phổ biến nhất. Bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương sau tắm khoảng 8h, 01 tuần sau bôi nhắc lại; thuốc an toàn cho trẻ nhỏ trên 2 tháng tuổi.

– Thuốc xịt ghẻ Spregal: điều trị trong ít nhất 3 ngày, nếu cần có thể lặp lại điều trị sau 10 ngày. Thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nhưng khá đắt tiền.

– Thuốc xịt trị ghẻ Spregal: thuốc an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, tuy nhiên khá đắt tiền.

– Dung dịch hoặc kem Crotamiton 10%: thường bôi lên vùng da tổn thương sau khi tắm 24 giờ, lặp lại 3 – 5 ngày, ưu điểm của thuốc là giảm triệu chứng ngứa.

– Kem hoặc nhũ dịch Benzoat benzyl 25%: thường bôi lên vùng da tổn thương sau tắm 24 giờ, lặp lại trong 2 ngày liên tiếp, thuốc cần thận trọng ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

– Mỡ lưu huỳnh 2 – 10%: thường bôi vào buổi tối, lặp lại trong 3 ngày liên tiếp, ưu điểm an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

– Dung dịch Diethylphtalat (DEP): thường bôi khoảng 2 – 3 lần/ ngày, tránh dùng cho trẻ nhỏ

– Ivermectin và Griseofulvin được sử dụng để điều trị tình trạng ghẻ đầu nặng.

Các biện pháp dân gian trị ghẻ da đầu

Cách 1: Tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu khuynh diệp có khả năng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy do ghẻ nấm trên da đầu.

Hướng dẫn:

  • Buổi tối, sau khi gội đầu, phun một lớp tinh dầu tràm trà (hoặc tình dầu quế/ khuynh diệp) lên sát da đầu và để qua đêm.
  • Thực hiện hàng ngày trong vài tuần cho tới khi tình trạng được cải thiện.

Tinh-dau-tram

Cách 2: Thoa nước lá muồng trâu lên da đầu

Hướng dẫn:

  • Rửa sạch 1 nắm lá muồng trâu tươi và ngâm với nước muối loãng.
  • Sau đó, giá nát lá và chắt lấy nước cốt.
  • Thoa nước này lên da đầu 1-2 lần/ngày, không bôi lên vết thương hở.

Phòng ngừa tái phát

Bệnh ghẻ có thể tái phát theo mỗi đợt với chu kỳ 3 tuần do trứng sót lại sinh sôi, phát triển thành ghẻ trưởng thành. Do đó, bên cạnh việc điều trị dùng thuốc theo đúng phác đồ chỉ định, bạn cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát và các biến chứng về da.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa ghẻ da đầu người bệnh cần chú ý thực hiện tại nhà:

  • Không sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người khác, đặc biệt là lược chải, chăn nệm, khăn tắm.
  • Tránh cào gãi da đầu trong quá trình điều trị để dịch mủ không lan rộng tới các vùng khác.
  • Gội đầu thường xuyên và làm khô tóc, không nên đội mũ hay đi ngủ khi tóc còn ướt.
  • Sau khi đi mưa về cần gội đầu ngay, tránh để tóc ẩm ướt.
  • Sử dụng loại dầu gội dịu nhẹ, lành tính để tránh gây kích ứng da đầu, khiến các tổn thương do ghẻ lâu lành.

Kết luận:

Ghẻ da đầu là bệnh dễ lây và tái phát. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cần tới bệnh viện, các phòng khám da liễu để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Việc điều trị từ sớm sẽ đơn giản hơn và ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng trên da về sau.

Con-ghe-cai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *