Bệnh bạch hầu: hiểu đúng để phòng ngừa

benh bach hau 0

Bệnh bạch hầu được điều trị bằng kháng sinh nhưng vẫn khó lường trước diễn tiến và các giai đoạn bệnh. Nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, người nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Từ đầu tháng 6/2020 đến nay, dịch bạch hầu bùng phát tại Đắk Nông với 12 người nhiễm bệnh. Trong đó, có 1 trường hợp tử vong khiến bạch hầu trở thành nỗi lo sợ của cộng đồng. Người dân cần cập nhật ngay kiến thức đúng về bệnh này để phòng ngừa.

Đến nay, TPHCM đã xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên và cho cách ly 16 người có tiếp xúc gần. Bệnh bạch hầu đã có thuốc đặc trị. Nhưng nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, người nhiễm bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu – diphtheria là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheria, gây ra.

Đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính. Bạch hầu có nhiều loại: bạch hầu mũi, bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản, bạch hầu ác tính. Bệnh có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong từ 5% – 10%.

Bệnh bạch hầu

Cách thức lây nhiễm của Bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, lây hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bệnh. Vì vậy, bệnh có nguy cơ lây lan rất nhanh. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

Biểu hiện và diễn biến của bệnh bạch hầu?

Các biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 5 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Bệnh bạch hầu thường thể hiện như cơn cảm lạnh thông thường nên nhiều người bỏ qua. Các triệu chứng ban đầu thường là: ho, sốt kèm ớn lạnh, viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản. Sau đó, các giả mạc sẽ xuất hiện.

Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm. Ca bệnh xác định chẩn đoán xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng lấy từ mô bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ mắc khi chưa ý thức được nguy cơ lây nhiễm hay tự bảo vệ bản thân.

benh bach hau 2

benh bach hau 1

Tùy vào vị trí nhiễm vi khuẩn, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:

  • Mũi trước: sổ mũi, mũi chảy mủ nhầy đôi khi có máu, vách ngăn mũi có màng trắng (giả mạc) => thể bệnh nhẹ.
  • Hầu họng và amidan: mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ, xuất hiện giả mạc màu trắng hoặc xanh bám chắc vào amidan hoặc bao phủ vùng hầu họng. Thể bệnh này gây nhiễm độc vào máu, dễ lan ra toàn thân, có thể tử vong nếu nhiệm độc nặng.
  • Thanh quản: sốt, khàn giọng, ho khan, giả mạc xuất hiện ở vùng hầu họng lan xuống thanh quản. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây tắc đường thở => thể bệnh tiến triển nhanh, nguy hiểm, có thể tử vong.
  • Các vị trí khác: loét da, niêm mạc mắt, âm đạo, ống tai..=> hiếm gặp, ít nguy hiểm.

Bệnh Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Các diễn tiến nghiêm trọng của bệnh có thể gây tổn thương lên nhiều bộ phận khác. Một số biến chứng nặng: viêm cơ tim, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận, viêm dây thần kinh… Nếu không được xử lý kịp thời và điều trị tích cực, người mắc bệnh bạch hầu có thể tử vong trong vòng 6 – 10 ngày.

Cách phòng ngừa Bệnh bạch hầu

Giữ ấm hầu họng bằng Siro ho PROSPAN cho bé | PROSPAN FORTE (Đức) hoặc [Thảo dược] Siro ho Ong Vàng – Giảm ho và đau rát họng

Bệnh bạch hầu được điều trị bằng kháng sinh nhưng vẫn khó lường trước diễn tiến và các giai đoạn bệnh. Người dân có thể tự phòng ngừa bằng các cách sau đây:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh: vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII) khi trẻ 2,4,6 tháng tuổi; người lớn tiêm nhắc lại mũi 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván mỗi 10 năm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh than thể, mũi, họng;
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi để phòng lây nhiễm cho cộng đồng nếu có bệnh;
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;
  • Thăm khám ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh;
  • Người dân sống gần ổ dịch thực hiện nghiêm các chỉ định uống thuốc và tiêm phòng theo chỉ đạo của cơ quan y tế.

benh bach hau 3

Nguồn tham khảo: website Viện tiêm chủng VNVC, Báo Thanh niên Online

benh bach hau 5

Một số biến chứng 

bien chung cua benh bach hau

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *